Giải đáp: Bệnh viêm đại tràng co thắt có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng co thắt là một căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến ở nước ta. Người bị bệnh viêm đại tràng phải chịu những cơn đau bụng hành hạ, ngoài ra còn triệu chứng tiêu chảy, táo bón ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bệnh nhân.  Vậy bệnh viêm đại tràng co thắt có nguy hiểm không và giải pháp điều trị bệnh như thế nào. Mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.

f:id:trieuchunggaicotsonglung:20190322130642j:plain



Viêm đại tràng co thắt là bệnh gì?

Viêm đại tràng co thắt hay gọi theo ngôn ngữ khoa học là hội chứng ruột kích thích hay là rối loạn chức năng đại tràng. Bệnh khiến chức năng hấp thụ nước, muối khoáng và đào thải phân của người bệnh bị rối loạn, từ đó, người bệnh bị những cơn đau bụng kéo dài hành hạ, cùng với đó là triệu chứng tiêu chảy, táo bón.

Người mắc bệnh viêm đại tràng co thắt ở nước ta có tỉ lệ mắc bệnh khá cao, trên 30%. Trong đó, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh khá cao, gấp đôi nam giới. Việc phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị bệnh.

 

Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm đại tràng co thắt

Khi bị viêm đại tràng co thắt thì người bệnh rất dễ nhận biết bởi người bệnh có những triệu chứng điển hình như sau:

  • Đau bụng dữ dội, đau quặn bụng. Đau thường xuất phát từ vùng bụng dưới rốn sau đó lan ra cả vùng bụng. Đau bụng thường xuất hiện sau khi ăn, ăn các đồ ăn lạ, đồ ăn chua, cay nóng... Đau bụng kèm theo triệu chứng muốn đi vệ sinh.
  • Người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy hoặc cả táo bón lẫn tiêu chảy.
  • Phân nhầy, có màu nâu đen và có mùi hôi tanh. Đa phần cơn đau bụng sẽ hết sau khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, có trường hợp lại tiếp tục đau bụng và vẫn muốn đi vệ sinh tiếp.
  • Những người hay bị căng thẳng đầu óc, mệt mỏi thì cơn đau do viêm đại tràng co thắt lại diễn ra càng dữ dội.
  • Các triệu chứng viêm đại tràng co thắt diễn ra dài ngày khiến cho người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ốm yếu, xanh xao, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó chịu.

 

Bệnh viêm đại tràng co thắt có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng co thắt có thể là một bệnh khá nguy hiểm và khiến cuộc sống bệnh nhân gặp nhiều rắc rối. Tuy nhiên, bệnh lại không gây nguy hiểm đến tính mang của bệnh nhân. Các vấn đề mà người bệnh có thể gặp là:

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng.
  • Tình trạng viêm nhiễm ở ruột già, khiến cho chức năng của nó bị suy giảm nghiêm trọng.
  • Cơ thể bị mất nước nhiều dẫn đến rối loạn điện giải, khả năng hấp thụ nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng kém.
  • Người bệnh mệt mỏi, hay cáu gắt, đau bụng và đi đại tiện nhiều lần khiến cho cuộc sống vô cùng khó chịu.
  • Xuất hiện các biến chứng như viêm, chảy máu đại tràng, loét đại tràng, thủng đại tràng thậm chí là ung thư đại tràng.

 

Điều trị viêm đại tràng co thắt như thế nào?

Để cho quá trình điều trị trở lên nhanh chóng và phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra, ngay khi phát hiện ra những triệu chứng của bệnh, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để được tư vấn, khám và điều trị đúng cách. Để quá trình điều trị diễn ra một cách hiệu quả nhất, bạn cần tuân thủ những điều sau đây:

  • Nên thường xuyên tập các bài tập vận động nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, bơi lội, yoga... Điều này phần nào sẽ giúp quá trình tiêu hóa được diễn ra tốt hơn, đồng thời giảm bớt đau đớn cho người bệnh.
  • Không nên ăn quá nhiều thực ăn một lúc. Điều này khiến cho dạ dày và hệ tiêu hóa bị quá tải, gây ra phình, chướng bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến chức năng của đại tràng.
  • Nên có một chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế các đồ ăn quá cay hoặc quá nóng. Hạn chế việc sử dụng các loại đồ uống có cồn và đồ uống có ga để tránh việc làm rối loạn chức năng hệ tiêu hóa.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn nhiều chất xơ, giảm bớt lượng đạm động vật và uống đầy đủ nước mỗi ngày.

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về viêm đại tràng co thắt có nguy hiểm không và cách điều trị bệnh. Hy vọng thông tin này là hữu ích và chúc các bạn nhanh chóng khỏi bệnh.

Tìm hiểu triệu chứng viêm xương chậu và cách điều trị hiệu quả

Viêm xương chậu là căn bệnh có tỉ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Bệnh xảy ra ở cả nam giới và nữ giới và sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy những triệu chứng bệnh viêm xương chậu là gì? Có những nguyên nhân nào gây bệnh viêm khớp cùng chậu và cách điều trị ra sao? Mời các bạn cùng đón đọc và tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

f:id:trieuchunggaicotsonglung:20190307165955j:plain

Nguyên nhân gây bệnh viêm xương chậu

 

Bệnh viêm xương chậu chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan sinh dục thông qua cổ tử cung ở nữ giới và qua ống niệu đạo ở nam giới. Từ đó dẫn đến lây lan lên các cơ quan khác trong đó có xương chậu. Các yếu tố làm lây lan vi khuẩn thông qua cơ quan sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục, quan hệ không an toàn.

Người ra, bị chấn thương, tai nạn hoặc một số bệnh lý về xương khớp, bệnh lý về đường tiêu hóa cũng có thể là thủ phạm gây bệnh viêm xương chậu.

 

Triệu chứng của bệnh viêm xương chậu

Cả phụ nữ và đàn ông đều có nguy cơ bị mắc viêm xương chậu, tuy nhiên con đường mắc bệnh của mỗi người lại là khác nhau và các triệu chứng bệnh biểu hiện ở mỗi người cũng là khác nhau.

 

Do đó, tất cả mọi người đều cần biết bệnh viêm xương chậu có triệu chứng và biểu hiện gì? Bởi vì bất kỳ ai cũng có nguy cơ, nếu cần bất kỳ dấu hiệu bệnh nào, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh phát triển lâu và phát sinh nhiều biến chứng.

 

Đau bất thường ở những nơi như vùng thắt lưng, vị trí đau là hai bên hông. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại, đặc biệt là khi ngồi lâu. Cơn đau có thể kèm theo các dấu hiệu như đi tiểu mạnh, tiểu buốt, đi tiểu ngắt quãng, cơ thể dễ mệt mỏi, ốm yếu, sút cân nhanh mà không rõ nguyên nhân.

 

Các chuyên gia y tế đã nghiên cứu và đi đến kết luận là bệnh viêm xương chậu khi chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ ảnh hưởng trực tiếp hệ vận động gồm đến dây thần kinh, dây chằng và cả hai chi dưới. Biến chứng nguy hiểm nhất có thể dẫn đến đó là teo cơ, bại liệt, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt và lao động của bệnh nhân.

 

Điều trị viêm xương chậu như thế nào?

 

Việc điều trị bệnh sẽ dựa trên nguyên nhân, tình trạng của từng bệnh nhân là gì. Sau đó, các bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể phù hợp để phục hồi nhanh chóng. Nếu bạn nghi ngờ mình đang có triệu chứng của bệnh viêm xương chậu, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và nhận được sự tư vấn, chỉ dẫn của bác sĩ.

 

Để điều trị viêm xương chậu, có nhiều phương pháp khác nhau có thể được sử dụng để chữa trị. Thông qua kiểm tra và chẩn đoán, bác sĩ chữa trị sẽ chỉ định một phương pháp phù hợp với hiện tượng của người bệnh. Để chữa trị viêm xương chậu, bạn có thể áp dụng một trong các cách sau:

 

Vật lý trị liệu

 

Bệnh nhân được yêu cầu nghỉ ngơi vì đau cấp tính và đau dữ dội.

Sau khi giảm đau, người bệnh sẽ được tập thể dục để uốn cong xương chậu một cách linh hoạt, duy trì chức năng vận động của cột sống, tránh co cơ.

Vật lý trị liệu nhằm mục đích duy trì chức năng vận động của cột sống và khớp, tăng sức mạnh của khớp và xương chậu, tránh teo cơ và những biến chứng xấu cho cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp điều trị bệnh hiệu quả chứ không phải điều trị bệnh tận gốc.

 

Điều trị bằng thuốc

 

điều trị viêm xương khớp bằng nội khoa hiện nay, những bác sĩ thường kê đơn những loại thuốc như:

Thuốc giảm đau: thuốc giảm đau của nhóm acetaminophen hoặc floctafenine thường được sử dụng để giảm đau hiệu quả cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân có vấn đề về gan cần cẩn thận khi sử dụng.

Kháng sinh: dùng cho trường hợp viêm khớp ở khung chậu bị nhiễm trùng đường sinh dục, tiết niệu 7-10 ngày hoặc kéo dài đến 1 tháng tùy trường hợp. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh và nên sử dụng kháng sinh an toàn Beta Beta, nhóm Macrolid ...

Đối với thuốc giảm đau đơn giản, nó chỉ giúp giảm đau, không chữa trị bệnh. Và kháng sinh liều cao sẽ mang lại nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.

 

Khi điều trị nội khoa, kết hợp với vật lý trị liệu, nếu bệnh không giảm, các biểu hiện đau ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và nguy cơ biến chứng, chỉ định điều trị phẫu thuật nên được xem xét.

Phương pháp hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật

Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp vô cùng tốn kém và không phải tất cả mọi người đều có chi phí để trả cho việc này. Vậy có phương pháp nào chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật không? Mời các bạn cùng đón đọc và tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

>>>>  Mổ thoát vị đĩa đệm có chữa được tận gốc bệnh không và chi phí thế nào?

 

f:id:trieuchunggaicotsonglung:20190222183343j:plain
Khi nào cần phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm

Như đã biết thì không phải trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nào cũng cần phẫu thuật. Chỉ những trường hợp bệnh nặng và điều trị theo phương pháp bảo tồn không có hiệu quả thì mới cần tiến hành phẫu thuật.

Các trường hợp bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật là:

Thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 3 hoặc 4, nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép lên dây thần kinh hoặc tủy sống.

Xuất hiện các biểu hiện rối loạn chức năng đại, tiểu tiện, tê bì chân tay, yếu liệt.

Sau 6 tháng sử dụng thuốc uống mà tình trạng bệnh không có biến chuyển.

 

Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật

Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật hiện đại, kết hợp với các tinh hoa trong y học cổ truyền, đã sáng tạo ra nhiều phương pháp chữa bệnh không cần can thiệp của phẫu thuật. Chính điều này đã mở ra rất nhiều cơ hội cho bệnh nhân, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

Một số phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật phổ biến hiện nay như phương pháp cấy chỉ, phương pháp châm cứu, bấm huyệt, phương pháp nắn xương, kéo dãn cột sống, phương pháp sử dụng sóng radio, tia hồng ngoại... Mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm, cùng với sự phù hợp với từng tình trạng bệnh nhân riêng. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một vài phương pháp.

 

Phương pháp tác động tới cột sống

Phương pháp nào có hiệu quả tốt nhất, đối với các trường hợp bệnh nhân mới bị thoát vị đĩa đệm, chưa xuất hiện các biến chứng thoát vị đĩa đệm có mảnh vỡ. Lúc này đĩa đệm mới chỉ bị lồi hoặc lệch ra ngoài.

Cơ chế thực hiện của phương pháp này là dùng một ngoại lực nhỏ, kích thích vào các điểm khác nhau trên cột sống và xung quanh vị trí đốt sống bị thoát vị. Sự kích thích này sẽ gửi các tín hiệu thần kinh đến não bộ, từ đó não bộ sẽ đưa ra các tín hiệu phản hồi để điều chỉnh sự bất bình thường ở cột sống này.

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật này giúp cơ thể tự điều chỉnh khoảng cách giữa 2 đốt sống, để đĩa đệm tự thu về vị trí ban đầu của nó. Tác dụng của phương pháp nào giúp người bệnh giảm đau và có thể sinh hoạt lại giống người bình thường.

 

Phương pháp châm cứu

Châm cứu là một phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, dựa trên các kiến thức y học cổ truyền. Châm cứu được sử dụng rộng rãi trong đông y. Ngày nay nó cũng được ứng dụng rất nhiều trong y học hiện đại.

Châm cứu là phương pháp kích thích các huyệt đạo trong cơ thể, để phục vụ từng mục đích chữa bệnh riêng. Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật đặc biệt hiệu quả với bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1.

Hiện phương pháp châm cứu có rất nhiều cách làm khác nhau như điện châm, thủy châm, châm thuốc, châm ngải... Châm cứu kết hợp với uống thuốc và tập luyện thể dục thể thao sẽ nhanh chóng khỏi hơn.

 

Phương pháp cấy chỉ

Cấy chỉ vào huyệt đạo là phương pháp giúp giảm đau, giảm tê nhức do biến chứng thoát vị đĩa đệm gây ra rất hiệu quả. Đồng thời phương pháp này còn giúp phòng chống các hiện tượng teo cơ, co cơ, giãn cơ và giúp ổn định lại phần đĩa đệm bị thoát vị. Phương pháp cấy chỉ sẽ tiến hành từ 3 đến 5 đợt điều trị, mỗi đợt điều trị sẽ cách nhau 2 tuần. So với các phương pháp khác, thì cấy chỉ là phương pháp hiệu quả, rẻ tiền và ít gây các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

 

Trên đây là một số phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật hiệu quả.  Tùy từng tình trạng bệnh mà bệnh nhân sẽ lựa chọn ra phương pháp phù hợp với mình nhất. Chúc các bạn áp dụng thành công và có nhiều sức khỏe.

4 cách chữa gai cột sống bằng thuốc nam hiệu quả đến bất ngờ

Chữa gai cột sống bằng thuốc nam là cách làm hiệu quả của ông cha ta. Chính từ những cành cây, ngọn cỏ quen thuộc xung quanh, ông cha ta đã sáng tạo ra bài thuốc chữa bệnh, giúp bao nhiêu người thoát khỏi tình trạng đau đớn do các biểu hiện gai cột sống gây nên. Hãy cùng đón đọc những bài thuốc nam chữa gai cột sống hiệu quả ngay sau đây nhé.

Chữa gai cột sống bằng cây thuốc nam ngải cứu, chanh và bưởi

f:id:trieuchunggaicotsonglung:20181024123726j:plain

Tác dụng chữa bệnh của ngải cứu không còn quá xa lạ đối với chúng ta, nhưng chữa gai cột sống bằng thuốc nam chanh và bưởi thì còn ít người biết đến.

Chanh là loại quả có vị chua, tính bình được sử dụng để trừ thấp, diệt khuẩn, củng cố hệ miễn dịch vững chắc.

Bưởi là loại trái cây yêu thích của nhiều người. Ăn bưởi rất tốt, không có độc mà còn có tác dụng trừ phong, giảm đau rất tốt.

3 loại cây quả này, đã được ông cha ta khéo léo kết hợp cân đo đong đếm chính xác để hình thành bài thuốc nam chữa gai cột sống hiệu quả và an toàn sau đây. Để thực hiện chữa gai cột sống bằng thuốc nam này, cần có những nguyên liệu sau đây:

  • Ngải cứu khô : 200g
  • Bưởi: 2 quả
  • Chanh : 1kg
  • Rượu trắng: 2 lít
  • Đường phèn: 200g.

Cách thực hiện:

  • Đem chanh và bưởi rửa sạch, thái lát rồi phơi dưới nắng to, sao vàng để nguội.
  • Đem tất cả các nguyên liệu cho vào một bình lớn, ngâm với rượu trắng và đường phèn, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, sau 30 ngày là có thể lôi ra sử dụng.
  • Mỗi ngày bạn chỉ cần uống 1 chén nhỏ trước khi ăn cơm, sau 15 ngày tình trạng bệnh sẽ cải thiện đáng kể. Kiên trì sử dụng hết bình rượu thuốc bạn sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ.

Chữa gai cột sống bằng thuốc nam hạt đu đủ

f:id:trieuchunggaicotsonglung:20181024123942j:plain

Đu đủ là loại cây trồng nhiều ở Việt Nam, ra quả quanh năm. Quả đu đủ là loại đồ ăn mát, ngon, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, được rất nhiều người ưa thích. Vậy mà nhiều người lại không biết rằng, hạt đu đủ được sử dụng làm thuốc nam chữa gai cột sống hiệu quả. Tuy chưa được chứng minh bằng bất kỳ nghiên cứu khoa học nào nhưng nhiều người đã sử dụng và cho hiệu quả rất tốt. Cách chữa gai cột sống bằng thuốc nam hạt đu đủ được thực hiện như sau:

  • Tách hết hạt của quả đu đủ chín. Chú ý là chỉ chọn những hạt đã già, có màu nâu sậm mới có tác dụng, hạt non màu trắng xanh không có tác dụng.
  • Dùng tay bóp nát lớp màng bên ngoài đi, rồi rửa sạch lại bằng nước, loại bỏ hết lớp màng còn bám dính, để ráo nước.
  • Dùng cối giã dập hạt đu đủ trên, không nên giã nát quá bởi có thể làm mất những tinh chất chữa bệnh có trong hạt đu đủ.
  • Cuối cùng là bọc hỗn hợp trên lại bằng túi vải rồi đắp lên vùng bị gai cột sống.

Tác dụng:

  • Chữa gai cột sống bằng thuốc nam với hạt đu đủ trên cho hiệu quả rất tốt, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ bệnh nhân. Chỉ sau 1-2 tuần sử dụng, cảm giác đau đớn sẽ giảm dần rồi mất hẳn. Người bệnh có thể tiếp tục trở về với cuộc sống sinh hoạt bình thường của mình rồi.
  • Lưu ý khi đắp hạt đu đủ, bạn có thể cảm thấy tê ngứa tại vùng đó, đây chính là lúc tinh chất từ hạt đu đủ tiết ra, thẩm thấu qua da để chữa bệnh, người bệnh cần cố gắng chịu đựng. Sau khi chữa gai cột sống bằng thuốc nam xong người bệnh rửa lại bằng nước rồi nghỉ ngơi. Tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

 

Thuốc nam chữa gai cột sống bằng quả khế chua và trứng gà

 

Khi mới nghe đến tên bài thuốc này, nhiều người có thể cảm thấy buồn cười, tại sao lại chữa gai cột sống bằng cây thuốc nam với quả khế chua và trứng gà nhỉ. Nhưng đây là cách làm dân gian hoàn toàn có công hiệu và được truyền tai nhau rất nhiều.

Nguyên liệu:

  • 1 quả khế chua
  • 1 quả trứng gà tươi

Cách làm:

  • Rửa sạch khế chua, bỏ hạt rồi cho vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
  • Trứng gà chỉ lấy lòng đỏ, đem khuấy đều với nước khế chua.
  • Uống hỗn hợp trên mỗi ngày 1 lần trước bữa ăn chính. Sau 7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, đồng thời nó cũng kìm hãm sự phát triển của các gai xương. Sau 7 ngày dùng, tùy theo sự tiến triển của bệnh mà nên tiếp tục sử dụng cách chữa gai cột sống bằng thuốc nam này hàng ngày hay vài ba ngày dùng 1 lần.

Chữa gai cột sống bằng cây thuốc nam xương rồng

f:id:trieuchunggaicotsonglung:20181024124120j:plain

Cây xương rồng là loại cây mọc nhiều ở vùng nhiệt đới. Đã từ lâu dân ta đã sử dụng cây xương rồng làm vị thuốc trong bài thuốc chữa gai cột sống bằng thuốc nam. Cách làm của phương pháp này đơn giản, không quá phức tạp nhưng người sử dụng phải kiên trì dùng 2-3 tháng mới cho hiệu quả cao nhất. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách dùng cây xương rồng chữa gai cột sống:

Chuẩn bị: 3 bẹ xương rồng bà lớn.

Thực hiện:

  • Dùng dao loại bỏ hết các gai xương rồng đi.
  • Ngâm trong nước muối khoảng 5 phút cho bớt độc tố trong nhựa xương rồng.
  • Sau khi ngâm đem nướng bẹ xương rồng đều cả 2 mặt.
  • Để xương rồng nguội rồi đem đắp trực tiếp lên vùng bị đau, chú ý không để nhiệt độ nóng quá để tránh bị bỏng.
  • Đắp trong vòng 30 phút. Khi đắp nếu bẹ này nguội thì thay bẹ mới vào.

Trên đây là tổng hợp các cách chữa gai cột sống bằng thuốc nam. Chúc các bạn thực hiện thành công và nhanh chóng khỏi bệnh.